Khi website chúng ta đã có một lượng lớn traffic ( người dùng truy cập ) thì việc chúng ta chuyển dữ liệu web từ share hosting sang vps là điều hoàn toàn hợp lí. Bởi vì, khi dữ liệu web bạn được đặt trong VPS ( Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào ), sẽ giúp tốc độ truy cập website của bạn nhanh hơn, khả năng chịu tải cao hơn.
Tuy nhiên, việc chuyển dữ liệu sang VPS cũng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu như bạn không rành về code, nó có thể làm lỗi website của bạn bất cứ lúc nào. Và ở trong bài viết này mình xin hướng dẫn cách giúp các bạn chuyển dữ liệu web từ share hosting sang vps hay từ vps sang vps một cách đơn giản dễ hiểu nhất có thể mà không gây ra bất kì một gián đoạn hay lỗi nào cho web của bạn.
Tài nguyên cần có để chuyển dữ liệu sang VPS
Dữ liệu Web mình đang sử dụng được đặt trong VPS upcloud. Tuy nhiên ở ví dụ dưới đây mình sẽ sử dụng VPS vultr để hướng dẫn cho các bạn:
Các bước bạn cần làm sau đây:
– Bạn sử dụng công cụ all in one migration wp để tiến hành export dữ liệu website của bạn, để cài all in one migration wp bạn vào mục plugin tải về và cài đặt, bản miễn phí giới hạn 500mb. Nếu website bạn lớn hơn 500mb thì bạn tải thêm all-in-one-wp-migration-multisite-extension.zip cài đặt nó sẽ không giới hạn dung lượng cho bạn, sau khi cài đặt xong bạn cần vào mục check update để update lên bản mới nhất mới có thể tiến hành export ra thành file backup, khi bạn export hoàn thành thì file backup có dạng xxxx.wpress, bạn tải về và lưu tạm ổ đĩa bất kỳ.
-Bạn cần tải phần mềm putty: PuTTY là phần mềm sử dụng để điều khiển server thông qua mạng internet, Nó hỗ trợ nhiều giao thức mạng, bao gồm SCP, SSH, Telnet, rlogin,bạn tải bản 32 hay 64bit tuỳ theo windows bạn đang sử dụng.
Xem thêm: >>> Đánh giá VPS upcloud vị vua không ngai 2021 <<<
Các bước thiết lập để chuyển website sang VPS
- Đầu tiên bạn cần khởi tạo vps,cách thức tạo vps của vultr hay upcloud thì như nhau, ở phần cài hệ điều hành thì bạn nhớ chọn ubuntu 20.04 để tương thích với scripts dùng để quản lí vps hiện tại chỉ hỗ trợ tới bản ubuntu 20.04
- Khi khởi tạo xong VPS bạn chú ý đến 3 thông số: IP, ROOT, PASSWORD đây là các thông số để chúng ta đăng nhập phần mềm putty, sau đó chúng ta sẽ cài đặt scripts dùng để quản lí VPS thông qua phần mềm putty này.
- Sau khi cài đặt phần mềm putty thành công, các bạn copy ip của vps bạn vào mục Hostname sau đó bấm open
- ở mục login as: bạn gõ root
- Tiếp theo nó sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu, bạn copy mật khẩu từ vps, sau đó bấm chuột phải vào dòng trỏ chuột màu xanh và gõ enter ( bạn sẽ không thấy mật khẩu )
- Sau đó nó sẽ xuất hiện 1 bản thông báo như ở dưới, bạn bấm chuột phải chọn copy đoạn code như ở dưới và sau đó bấm chuột phải vào ngay dòng trỏ màu xanh và gõ enter để tiến hành cài đặt scripts quản lí vps:
wget http://scripts.hostvn.net/install && bash install
- Tiếp theo hệ thống sẽ hỏi bạn có tạo file swap không, bạn chọn: y và gõ enter
- Tiếp theo bạn nhập email của mình vào:
- ở bước gõ địa chỉ VPS thì bạn có thể gõ enter để hệ thống tự nhận diện ip vps của bạn.
- Tiếp theo thì hệ thống sẽ hỏi bạn có cần đổi port ssh không:port mặc định là 22, ở đây mình sẽ chọn no
- sau đó lựa chọn phiên bản PHP bạn cần sử dụng: ở đây mình chọn 7.4
- Bạn có muốn cài thêm bản PHP thứ 2 không: nếu thích thì bạn có thể chọn thêm bản PHP 8.0 dự phòng
- Sau đó bạn chờ hệ thống cài đặt scripts quản lí VPS ( đây là scripts quản lí vps do công ty HOSTVN phát triển và cung cấp miễn phí )
- Sau khi hoàn thành thì bạn gõ hostvn để vào scripts quản lí
- Như hình dưới là menu quản lí VPS của chúng ta với đầy đủ các chức năng
- Tiếp theo chúng ta thêm tên miền web mà chúng ta cần chuyển qua VPS
- Bạn gõ tên miền của bạn vào ( không gõ www )
- Tiếp theo hệ thống sẽ hỏi bạn cài phiên bản PHP nào: bạn chọn bản 7.4 để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định
- Sau đó chúng chọn mã nguồn wordpress
- Bạn có muốn tạo sẳn Database và user mysql không:bạn gõ y và enter
- Bạn có muốn cài wordpress tự động không: bạn gõ 1 và enter
- Bạn có muốn thay đổi database prefix không : bạn chọn n và gõ enter
- Nhập tên tài khoảng admin: bạn gõ tên theo ý muốn
- Nhập email của bạn
- Nhập tên website của bạn
- Sau khi cài đặt thành công, một bản thông báo về các thiết lập dùng để đăng nhập xuất hiện, bạn cần lưu lại thông tin hoặc bạn có thể lấy điện thoại chụp lại.
Cài đặt SSL thông qua cloudflare
* Đây là bước quan trọng để đảm bảo web bạn có thể hoạt động được cũng như tăng tính bảo mật cho website ( giúp bạn ẩn địa chỉ thật website ), giảm tải cũng như tiết kiệm băng thông cho VPS của bạn. Cấu hình cloudflare khá đơn giản bạn có thể tham khảo bài viết: cài đặt cloudflare
– Khi bạn cấu hình cài đặt cloudflare thành công thì web bạn sẽ hiện chữ Active
– Sau đó bạn vào mục SSL/TLS => origin server
– Chọn create certificate
-Bạn thiết lập như hình ở dưới và chọn create
– Sau đó hiện lên 2 mục: origin certificate và private key bạn lưu lại
-Sau đó bạn trở lại scripts vừa mới cài đặt dùng quản lí vps và chọn quản lý SSL
– Chọn SSL trả phí
-Chọn tạo CTR/CA:
– Sau đó bạn copy mục origin certificate vào và bấm CTR + X sau đó hiện lên dòng modified buffer ?, bạn chọn y và gõ enter, một dòng chữ đỏ phía trên xuất hiện, bạn không cần để ý, chúng ta làm bước tiếp theo
– Bạn chọn mục tạo private key
– Sau đó bạn copy mục private key bên cloudflare qua và làm các bước tương tự như ở mục tạo CRT/CA:
– Sau khi thành công thì hệ thống sẽ báo: Cấu hình thành công
– Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cấu hình xong phần “ruột”, và bước cuối cùng chúng ta sẽ chuyển dữ liệu từ web cũ đó sang vps mà không hề làm ảnh hưởng đến những người đang truy cập website hiện tại của chúng ta.
chuyển dữ liệu web sang vps không mất lượt truy cập
- Đầu tiên bạn vào ổ C=>Windows=>System32=>drivers=>etc=>hosts
+Mục Host các bạn mở bằng notepad ( các bạn nên tắt trình duyệt virus để tránh trường hợp bạn không được cấp quyền mở file )
+Các bạn thêm địa chỉ ip VPS của mình vào và tên miền của web như ví dụ hình dưới và bấm save để lưu lại.Mục đích của việc này là giúp các bạn có thể chỉnh sửa theme, thay đổi giao diện hoặc restore dữ liệu web thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến web chính của bạn, việc làm này chỉ có bạn nhìn thấy trên máy tính, mọi người khác đang truy cập web của bạn cũng vẫn nhìn thấy web bình thường như chưa hề thay đổi. - Bây giờ bạn tiến hành đăng nhập web ( tên đăng nhập và password là bạn đã lưu lại lúc đầu )
- Sau đó bạn tiến hành import dữ liệu file backup mà bạn đã tạo ra lúc đầu, sau khi qúa trình restore dữ liệu thành công thì chúng ta mới trỏ IP thật về cloudflare và tên miền của chúng ta. Tên miền trong ví dụ này mình mua ở namesilo
- Đối với cloudflare bạn vào mục DNS sao đó trỏ ip từ VPS của bạn về
- Còn tên miền mình mua bên namesilo thì mình cũng sẽ trỏ tương tự như bên cloudflare
- Cuối cùng bạn vào file host sau đó xoá ip và tên miền lúc nảy chúng ta mới thêm vào. Done, như vậy là xong rồi đó, chúc các bạn thành công.
Lời kết
Với cách này bạn hoàn toàn tự tin khi cần chuyển dữ liệu website từ share hosting sang vps hoặc từ vps sang vps mà không gây ảnh hưởng đến website, dù quá trình đó có bị lỗi hay gì thì cũng chỉ mình bạn nhìn thấy, còn người khác vẫn truy cập website của bạn một cách bình thường. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho nhiều bạn, nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận phía dưới nhé.
Trả lời