Các ổ đĩa cứng tiêu chuẩn (HDD) đã trở thành thiết bị lưu trữ chủ yếu cho các máy tính trong một thời gian khá dài do dung lượng lưu trữ cao và chi phí thấp. Còn ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) là một giải pháp lưu trữ khác đang dần thay thế phần lớn các ổ đĩa cứng(HDD).
SSD sử dụng bộ nhớ flash để mang lại hiệu suất cao so với ổ cứng cơ học(HDD). Vì SSD không có các bộ phận chuyển động cơ học nhỏ và dễ bị hỏng hóc như HDD nên nó mang lại nhiều lợi ích cũng như hiệu quả về mặt chi phí cho mọi người dùng máy tính.
Tuy nhiên, bạn có thể biết là SSD có thể chậm đi rất nhiều do nhiều lý do theo thời gian mà chúng ta không biết đến. Nếu bạn cảm thấy SSD của mình cũng bắt đầu chậm, thì hãy xem 10 giải pháp giải quyết SSD chạy chậm của mình dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chọn mua SSD 2020
- Tại sao bạn nên sử dụng SSD thay vì HDD
- 3 cách đơn giản tăng hiệu suất và tuổi thọ SSD
SSD có chạy chậm theo thời gian không? Đây là 10 giải pháp giúp bạn khắc phục vấn đề trên
Kiểm tra lệnh TRIM
Lệnh TRIM rất quan trọng để duy trì hiệu suất của SSD, vì vậy bạn hãy đảm bảo tính năng hỗ trợ TRIM đã được bật trên SSD:
- Ngay thanh taskbar vào vào ô search gõ CMD
- Sau đó bạn click chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator
- Sau đó bạn gõ dòng: fsutil behavior query DisableDeleteNotify và nhấn enter
- Nếu bạn nhận được kết quả là 0, điều đó có nghĩa là TRIM đã được bật. Nếu bạn nhận được 1, bạn làm theo các bước tiếp theo để bật nó.
- Gõ fsutil behavior set DisableDeleteNotify 0
Tối ưu hóa Driver
Trên Windows 10, Microsoft đã thêm tính năng Tối ưu hóa ổ đĩa chạy lệnh TRIM trên SSD của bạn. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra xem Windows có tối ưu hóa SSD của bạn hay không bằng cách thực hiện theo các bước bên dưới:
- Bạn vào mục Start ở ô search bạn gõ: Defragment and Optimize Drives
- Sau đó Click Defragment and Optimize Drives
- Cuối cùng bạn chỉ cần click vào Optimize để tối ưu cho SSD
Kiểm tra chế độ AHCI đã được bật chưa ?
Chế độ AHCI (AHCI mode) đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất cao của ổ SSD của bạn. Nếu chế độ này bị vô hiệu hóa, máy tính có thể gặp sự cố hoặc thậm chí máy tính bạn sẽ dính lỗi “màn hình xanh chết chóc” mà gần như 99% máy tính nào cũng bị 1 lần trong đời.
- Bạn mở Device Manager ( nhấn phím windows + X ,chọn mục Device Manager )
- Ở phần IDE ATA / ATAPI Controllers
- Nếu bạn thấy danh sách AHCI Controller thì chế độ AHCI đã được bật. Trong trường hợp bạn chỉ thấy các từ ATA và IDE, có khả năng chế độ AHCI đã bị tắt trên máy tính của bạn.
Nếu AHCI bị vô hiệu hóa và bạn muốn kích hoạt nó trên Windows 10, các bạn làm theo các bước dưới đây:
- Bạn vào ô Run gõ regedit và đi theo các đường dẫn sau:
- HKEY_LOCAL_MACHINE-SYSTEM-CurrentControlSet-Services-iaStorV và set giá trị start bằng 0
- HKEY_LOCAL_MACHINE-SYSTEM-CurrentControlSet-Services-storahci và sét giá trị start bằng 0
- HKEY_LOCAL_MACHINE-SYSTEM-CurrentControlSet-Services-storahci-StartOverride và set 0 to 0
- Khởi động lại máy tính
- Vào phần UEFI trong BIOS enable chế độ AHCI lên.Save lại và exit
Vô hiệu hoá card onboard
Nhiều người đã tắt vga onboard và khắc phục được vấn đề trên, bạn cũng nên thử xem sao.
- Khởi động lại máy tính của bạn và vào BIOS
- Tìm đến mục Advanced BIOS .
- chọn Onboard VGA
- sau đó Disable vga onboard
Cấu hình thứ tự khởi động trong bios
Một lý do khác khiến ổ SSD của bạn chậm có thể là do trình tự khởi động được cấu hình không chính xác. Nếu bạn đang xài 2 ổ cứng HHD và SSD và bạn ưu tiên khởi động HHD trước thì thời gian tìm nạp và tải cho hệ điều hành từ nguồn bên ngoài sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường. Để khắc phục điều này bạn làm như sau:
- Khởi động lại máy tính của bạn và khởi động vào BIOS
- Thay đổi trình tự khởi động của ổ cứng và SSD bằng cách ưu tiên hàng đầu cho ổ SSD
Kiểm tra cổng SATA
Nhiều bo mạch chủ đi kèm với hai chuẩn SATA khác nhau: một số là SATA 3Gbps và một số là SATA 6Gbps. Đảm bảo bạn sử dụng SATA 6Gbps để kết nối SSD. Về mặt này, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của bo mạch chủ để xác định chính xác.
Sử dụng cáp Sata chuẩn
Để có hiệu suất SSD tốt hơn, bạn hãy đảm bảo rằng các dây cáp không bị lỗi hoặc có chất lượng kém và nó được kết nối tốt với cổng SATA. Vì vậy, bạn nên mua cáp SATA từ một nhà sản xuất nổi tiếng trên thị trường.
Cập nhật firmware
Giống như mọi phần cứng máy tính khác mà bạn sở hữu, việc cập nhật chương trình firmware trên ổ SSD của bạn rất quan trọng vì các lỗi và sự cố mới được xác định và giải quyết nếu nó bị lỗi. Điều này cũng có thể cải thiện hiệu suất SSD của bạn , cải thiện độ ổn định của ổ đĩa hoặc cải thiện khả năng tương thích với hệ thống của bạn.
Để kiểm tra xem bạn có cần cập nhật chương trình firmware hay không, trước tiên bạn phải xác định firmware tồn tại trên ổ SSD của mình và sau đó truy cập vào trang web của nhà sản xuất để kiểm tra xem firmware mới có hỗ trợ cho SSD của bạn không. Sau đó, bạn sẽ chỉ cần làm theo hướng dẫn để cập nhật lên firmware mới.
Tối ưu hoá SSD
SSD sẽ tích lũy các file rác sau một thời gian dài bạn sử dụng máy tính. Vì vậy, bạn cần phải tối ưu hóa nó theo thời gian để đưa nó về trạng thái ban đầu. Trong Windows 10, bạn có thể tự làm điều đó rất dễ dàng bằng cách làm theo các hướng dẫn bên dưới của mình hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm của bên thứ ba về mặt này.
- Bạn vào start ô Run gõ Disk cleanup
- Chọn SSD của bạn
- Sau đó xoá các file rác
- Bạn tiếp tục vào ô Start gõ defrag và mở Defragment and Optimize Drives
- Chọn SSD và nhấn vào nút Optimize
Chọn High power cho hệ thống
Khi bạn chọn gói “Balanced power”, SSD của bạn sẽ không nhận được toàn bộ sức mạnh cần thiết để chạy ở công suất tốt nhất, đặc biệt là trong trường hợp chia sẻ các thiết bị khác như GPU. Do đó, mình khuyên bạn nên chọn gói “high power” bằng cách sau đây:
- Bạn vào ô search gõ power và chọn Power & Sleep settings
- chọn mục Additional power settings
- Sau đó bấm vào mục Create a Power Plan và chọn High Performance
Kết luận
Như vậy là mình vừa hướng dẫn các bạn 10 giải pháp có thể giúp bạn khắc phục được lỗi SSD chạy chậm rồi đó, hi vọng nó sẽ cải thiện hiệu suất SSD của bạn và nếu có thắc mắc hay đóng góp nào thì các bạn cứ để lại bình luận phía dưới nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Trả lời